• :
  • :
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử xã Hòa Xuân Đông ........... Chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023)
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HIỂU ĐÚNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

 

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của chính sách an sinh xã hội, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội.

Thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện chính sách tiền lương, hoàn thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, ngày 21/05/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Đến tháng 10/2023, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bàn và cho ý kiến kết luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới và sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.

Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, giả định tính toán theo chính sách tiền lương mới còn có nhiều khó khăn, bất cập, vì hiện tại chưa thể thực hiện thấu đáo, toàn diện và kỹ lưỡng việc bỏ mức lương cơ sở, cụ thể:

Thứ nhất: Hiện nay có rất nhiều chính sách gắn liền với mức lương cơ sở được quy định trong các văn bản của Đảng và của pháp luật. Do đó, khi bãi bỏ mức lương cơ sở theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW thì những chính sách gắn với mức lương cơ sở còn nhiều bất cập. Nếu bãi bỏ lương cơ sở mà chưa sửa đổi kịp thời các văn bản liên quan đến các chính sách đó thì sẽ có nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai: Tương quan tiền lương mới chưa được hợp lý giữa đối tượng hưởng lương do đưa phụ cấp công vụ vào mức lương cơ bản mới.

Thứ ba: Việc xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm xác định là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương thực hiện còn nhiều hạn chế.

Thứ tư: Phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và từ ngày 01/7/2024 trở đi. Khi đó, các chính sách về căn cứ tính đóng lương hưu sẽ chưa thực sự đồng bộ do Luật Bảo hiểm xã hội hiện chưa hoàn thiện để thông qua.

Thứ năm: Việc bỏ phụ cấp thâm niên nghề của cán bộ, công chức, viên chức và sắp xếp lại các khoản phụ cấp dẫn đến nhiều thắc mắc.

Xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên và xác định việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương phải được thực hiện theo lộ trình từng bước hợp lý, thận trọng, bao trùm và hiệu quả, do đó Bộ Nội vụ đã tham mưu và được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV theo hướng điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024.

Sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2024/NĐ-CP, ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.

Ưu điểm của phương án cải cách chính sách tiền lương theo hướng điều chỉnh mức lương cơ sở này là không tác động, không ảnh hưởng đến các quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước gắn với lương cơ sở, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã tác động tích cực, trở thành niềm vui lớn đối với cán bộ, công chức và người lao động, góp phần bảo đảm chính sách về an sinh xã hội, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu chung
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thông tin tra cứu
Thông tin tra cứu
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 5
Hôm qua : 12
Tháng 09 : 328
Năm 2024 : 4.517
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thông tin thị trường
Thông tin thị trường